Single Blog Title

This is a single blog caption
18 Th9

Hiệu ứng cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục

Nhà giáo phải tìm ra các phương thức và cấu trúc hỗ trợ học sinh, sinh viên phát triển các kỹ năng học tương tác. Ảnh minh họa/internetNhà giáo phải tìm ra các phương thức và cấu trúc hỗ trợ học sinh, sinh viên phát triển các kỹ năng học tương tác. 

GD&TĐ – Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa mở ra thời cơ, vừa đặt các nước đang phát triển đứng trước những thách thức. Trong bối cảnh chung đó, các nước trên thế giới dường như đều cùng chung một thách thức là phải xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có tay nghề cao.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo có tay nghề cao

 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến giáo dục của nước ta. Vai trò, vị trí, cách thức dạy – học có sự biến đổi to lớn, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục, trong đó có nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

Th.S Đàm Thị Phương – Học viện Quản lý giáo dục đã nhấn mạnh điều này trong bài tham luận của mình tại Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo Th.S Đàm Thị Phương, cùng với giáo viên, kỳ vọng về một bộ máy quản lý giáo dục vận hành tốt đang được đặt lên vai các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục.

Ngoài các yêu cầu chung của một công chức chuyên nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục phải có kinh nghiệm giáo dục, có trình độ lý luận và năng lực quản lý để điều hành một hệ thống sự nghiệp được coi là lớn nhất trong bất kỳ quốc gia nào.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang sống trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – là kỷ nguyên của vạn vật kết nối Internet, là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể. Với sự thay đổi mạnh mẽ của tất cả các hoạt động, môi trường xã hội, phương thức làm việc ở tất cả các ngành nghề, trong đó có giáo dục.

Th.S Đàm Thị Phương – cho rằng, các hiệu ứng cơ bản của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với quá trình giáo dục có thể kể đến như sau:

Đối với người học: Gia tăng động cơ người học qua hoạt động thực tế, nghe nhìn trực quan và cải tiến lối trình bày diễn đạt; Thúc đẩy học độc lập và những ưa thích cá nhân để xử lý, phác thảo, cách thiết kế bài giảng;

Cải tiến kỹ năng viết tay và ngôn ngữ qua xử lý từ ngữ; Thúc đẩy tốc độ riêng để nâng cao năng lực học cá nhân khi sinh viên có thể theo kịp tiến độ và học tăng cường phù hợp với nhu cầu của họ; Tác động đến việc học dựa vào nguồn lực truy cập thông tin qua trang Website;

Tăng cường thông tin liên tục, bổ sung chuẩn xác vào độ xác thực của nhiệm vụ học tập và thông tin nâng cao; Phát triển tư duy của sinh viên ở bậc cao hơn: Năng lực ứng dụng kiến thức và kỹ năng phân tích vấn đề thách thức, nắm bắt khái niệm rộng, đưa ra ý tưởng và giải pháp mới.

Đối với người dạy: Trong kỷ nguyên số hoá người thầy phải hiểu được sự khác nhau giữa “học về” và “học để”; phải thực hiện cái “học để” nhằm đạt kết quả đầu ra hiệu suất của người học;

Vai trò của người thầy mở rộng sang nuôi dưỡng lối tư duy phê phán, óc sáng tạo và nhiệt tình khoa học để làm cho họ trở thành người biết cách tự học và tự đổi mới suốt đời; Giáo viên phải tìm ra các phương thức và cấu trúc hỗ trợ sinh viên phát triển các kỹ năng học tương tác, học cộng tác và học độc lập với nhau.

Người thầy đóng vai trò chủ chốt trong đào tạo ra kho chứa hoàn chỉnh gồm học thuật hỗ trợ tâm lý con người và tâm lý xã hội, các dịch vụ hướng dẫn (tư vấn, cố vấn và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn) để cung cấp cho sinh viên.

Người thầy bắt buộc phải sử dụng nguồn lực thư viện điện tử để gia tăng quá trình day – học. Đó là chức năng sống còn của người thầy am hiểu công nghệ nhằm trao quyền và cho phép bản thân họ cũng như học trò sử dụng công cụ và công nghệ khác nhau để cải tiến dạy – học.

Với tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò người thầy đã thay đổi nhờ nâng cao công nghệ, và việc đánh giá học tập của sinh viên đã vượt ra ngoài 4 bức tường lớp học.

Một khi sinh viên lấy được thông tin và tri thức qua cửa sổ kỹ thuật số, thì việc đánh giá họ sẽ phải được thiết kế bằng chính hình thức đó. Ở đây vai trò người thầy là cộng tác với sinh viên cũng như các cố vấn và giáo viên khác trên thế giới.

Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Ảnh minh họa/internet

Đột phá từ cán bộ quản lý giáo dục

 Nền giáo dục trong bối cảnh hiện đại cần được đổi mới theo hướng lấy người học làm trung tâm và ưu tiên phát triển các phương tiện công nghệ để hỗ trợ giảng dạy. Để thực hiện thành công sự đổi mới đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phải là những người đi tiên phong, phá bỏ mọi rào cản trong tư duy để lôi cuốn được sự tham gia của đông đảo cá nhân trong xã hội.

Cũng theo Th.S Đàm Thị Phương, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là tập hợp những người được giao chức vụ để thực hiện công tác quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục.

Đối với mỗi cơ quan, tổ chức giáo dục khác nhau, đội ngũ cán bộ quản lý nhiều hay ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đến đâu tuỳ thuộc vào đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu của cơ quan, tổ chức giáo dục đó.

Như vậy, cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục lại càng được chú trọng.

“Nhiều quốc gia đang nghiên cứu, nhằm tìm được phương pháp quản lý giáo dục hiệu quả, đáp ứng mọi yêu cầu của quản lý hiện đại. Các cuộc nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục mới đây cho thấy năng lực cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò quyết định tới hiệu quả, chất lượng của hoạt động giáo dục và đào tạo.

Nếu chúng ta xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giỏi về chuyên môn, có năng lực lãnh đạo, quản lý tốt, có tầm nhìn chiến lược, tư duy nhạy bén và óc sáng tạo cao, thích ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường, xã hội thì chắc chắn nền giáo dục của chúng ta sẽ có sự phát triển mạnh mẽ” – Th.S Đàm Thị Phương trao đổi.

Quản lý giáo dục được xem là khâu đột phá, then chốt quyết định tới chất lượng GD-ĐT. Vì vậy, người cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Nền giáo dục trong thế kỷ XXI phải thay đổi, đổi mới để đáp ứng được những kỳ vọng của xã hội. Để làm được điều này, người cán bộ quản lý giáo dục cũng cần có những thay đổi về mọi mặt để có thể đảm đương trách nhiệm và sứ mệnh to lớn của mình.

Để lại phản hồi

Powered by themekiller.com anime4online.com animextoon.com apk4phone.com tengag.com moviekillers.com